Mô tả hồ sơ vay vốn ngân hàng

Ngày đăng: 19/09/2022 - Tác giả: Nguyễn Thị Lý

Vay vốn ngân hàng luôn là lựa chọn tối ưu đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng thời gian vừa qua đã có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn vay như: tiến độ giải ngân chậm, bị từ chối cho vay.

Lý do phổ biến là hồ sơ vay không đúng với yêu cầu của ngân hàng. Nên doanh nghiệp phải điều chỉnh, bổ sung hồ sơ nhiều lần. Dẫn đến quá trình xét duyệt hồ sơ kéo dài → chậm giải ngân. 

Để tránh tình trạng trên, TOKADO gửi anh chị mô tả chi tiết đặc điểm mỗi loại hồ sơ vay. Hy vọng sẽ giúp anh chị cung cấp chính xác hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải tỏa được cơn khát vốn.

 


1. Báo cáo tài chính

 

1. Báo Cáo Tài Chính (BCTC) thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ phân tích các số liệu trên báo cáo → xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện được vay vốn không? Vậy nên, doanh nghiệp cần lưu ý các thông tin sau trên BCTC:

  • Doanh thu có lớn không?
  • Có lãi không?
  • Số lãi đó đang nằm đâu?
    • Tiền tồn quỹ.
    • Công nợ phải thu.
    • Nhà xưởng, máy móc thiết bị, xe cộ
    • Hàng tồn kho.

2. Dưới đây là một số đặc điểm của BCTC đạt yêu cầu của ngân hàng:

  • Hồ sơ cần có chữ ký số xác nhận của cơ quan thuế.
  • Số liệu trên BCTC cần logic với lĩnh vực kinh doanh, thể hiện được doanh nghiệp đang kinh doanh tốt, có cơ hội phát triển nên cần vốn mở rộng kinh doanh:
    • Doanh thu cao và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh:
      • Doanh thu ngành dịch vụ: 5 tỷ/năm.
      • Doanh thu ngành thương mại: 20 tỷ/năm.
      • Doanh thu ngành xây dựng: 10 tỷ/năm.
    • Tiền lãi tầm 8% doanh thu.
    • Doanh nghiệp có lãi và tiền lãi nằm ở hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc và một chút công nợ phải thu + tiền mặt tồn.

2. Tờ khai thuế VAT

 
  • Tờ khai thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) là một loại báo cáo thuế theo quý hoặc theo tháng. Trong đó tổng giá trị của một số chỉ tiêu trên báo cáo 4 quý sẽ bằng BCTC năm. Vì vậy, giai đoạn này các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm loại báo cáo này. Như một cách check lại thông tin trên BCTC. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý một số thông tin của tờ khai GTGT khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng:
  • Hồ sơ cần có chữ ký số xác nhận của cơ quan thuế.
  • Tổng doanh thu trên tờ khai GTGT 4 quý cần bằng doanh thu trên BCTC.
  • Tổng tiền thuế GTGT bán ra trên tờ khai GTGT 4 quý cần bằng tổng phát sinh có trên tài khoản 3331.

3. Sổ sách kế toán

 
  1. Với mục đích kiểm tra lại các con số trên báo cáo tài chính. Nên trong bộ hồ sơ vay, ngân hàng thường yêu cầu cung cấp các loại sổ dưới đây:
  • Sổ theo dõi tồn kho hàng hóa, vật tư.
  • Sổ theo dõi giá trị hao mòn của máy móc thiết bị, nhà xưởng, xe cộ.
  • Sổ theo dõi số nợ của khách hàng.
  • Sổ theo dõi tiền còn nợ người bán.
  1. Vì vậy, các số liệu trên sổ cần khớp với báo cáo tài chính và thể hiện hiện chi tiết các số liệu sau:
  • Danh mục hàng hóa, vật tư tồn kho.
  • Số lượng và giá trị còn tồn.
  • Danh mục đối tác cần phải thu nợ.
  • Số nợ còn phải thu.
  • Danh sách máy móc, thiết bị, nhà xưởng xe cộ.
  • Giá trị đầu tư, hao mòn.

4. Hợp đồng mua bán

 
  • Giá trị của hợp đồng sẽ thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, hợp đồng là một trong các yếu tố giúp ngân hàng xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn hay không. Vì vậy khi cung cấp hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp nên: 
    • Chọn các hợp đồng có giá trị lớn, có mặt hàng mua bán là mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp.
    • Lấy các hợp đồng của một số đối tác có tên trên sổ công nợ.

5. Hóa đơn mua bán

 
  • Hóa đơn là chứng từ chứng minh cho việc mua bán thực tế có diễn ra. Nên ngân hàng rất coi trọng chứng từ này khi xét duyệt hồ sơ vay. Nên để tránh bị từ chối cho vay, doanh nghiệp cần: 
    • Cung cấp các hóa đơn mua bán với đối tác có tên trên sổ công nợ.
    • Chọn các hóa đơn có giá trị lớn, có mặt hàng mua bán là mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp.
    • Cung cấp các hóa đơn trong giai đoạn cung cấp báo cáo tài chính, sổ sách.

6. Sao kê ngân hàng

 
  • Sao kê là hồ sơ thể hiện tất cả các giao dịch nhận tiền và trả tiền phát sinh tại tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Sao kê có giá trị như một bên thứ 3 chứng minh hoạt động thu tiền và trả tiền của doanh nghiệp là có thật. Vì vậy, phía ngân hàng rất coi trọng hồ sơ này. Nên để đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần lưu ý:
    • Cung cấp sao kê tại các ngân hàng giao dịch thường xuyên.
    • Cung cấp sao kê tại các ngân hàng có khối lượng tiền thu về và chi ra lớn.

7. Đăng ký kinh doanh

 
  • Giấy phép kinh doanh là hồ sơ thể hiện thông tin của doanh nghiệp và người đại diện pháp luật, đặc biệt là vốn điều lệ.
  • Do vốn điều lệ thể hiện tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vốn điều lệ thường tỷ lệ thuận với số vốn được vay. Tức vốn điều lệ lớn, số vốn được vay nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý thông tin này khi lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.

 

Nếu cần hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, anh chị tìm hiểu thêm tại đây: Link