Một buổi mua sắm ở Yody

Ngày đăng: 02/01/2022 - Tác giả: Nguyễn Thị Lý

Sau một buổi chiều chuẩn bị kỹ càng trước khi đi mua sắm. Với tâm thế mình không có nhu cầu gì cả, chỉ là cuộc dạo chơi thôi. (Nhưng vẫn chuẩn bị sẵn sàng hầu bao để chi trả khi có nhu cầu). Mà đến 9h đêm mình và ông xã vẫn chạy ra đường chỉ vì một chiếc áo của Yody. Nhưng tiếc thay, mình không được sở hữu chiếc áo đó. Một buổi mua sắm thật nhiều điều giá như:

Giá như, cô bé bán hàng gợi ý 3 người đẹp tháp tùng Phượng thử áo với lý do: Sao các chị không thử chiếc áo này, biết đâu ưng ý có thể làm áo đồng phục nhóm đó ạ! Hiện tại bên em đang có chương trình sale lớn nên giá sản phẩm tốt nhất trong năm. Rất hợp lý để mua về làm đồng phục ạ! Như vậy, sẽ không có cảnh 3 người đẹp tháp tùng phải thay nhau thử cái áo vừa mua xong của khổ chủ. Để rồi, có đứa phải quay lại tìm mua cái áo giống y như vậy. Và mình hy vọng Khánh sẽ rước được em nó về tủ quần áo của mình. --> Kinh nghiệm rút ra là: Chúng ta cần khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Vì nhu cầu mặc đẹp (ngành thời trang), cũng như nhu cầu hồ sơ thuế chặt chẽ, ít rủi ro (ngành kế toán) luôn tiềm ẩn trong mỗi khách hàng. Nên chỉ cần có cơ hội được gặp họ, hay khơi gợi nhu cầu tiềm ẩn đó nơi họ.

Giá như, cậu trai trẻ đứng quầy áo phao dáng dài hỏi mình một số câu: chị cần mặc chiếc áo đó khi mix với những đồ gì: váy, quần jean, giầy cao gót. Chị chưa hài lòng những điểm gì ở màu áo hồng và tím than. Từ đó giải thích cho mình hiểu màu đó có ưu điểm như: không lộ bẩn, trông sang trọng hơn, phù hợp để mặc ngoài váy, phù hợp với tuổi của mình. Mà sản phẩm đang được sale nên giá rất tốt. Mình nên có thêm chiếc áo đó để mặc vào những dịp phù hợp. Có lẽ chỉ nghe đến đó thôi là mình sẽ chốt mua luôn chiếc áo phao mào hồng. Và nhiệt tình tìm size phù hợp, tìm hiểu kỹ về sản phẩm. --> Kinh nghiệm rút ra là: trong quá trình tư vấn bán hàng, dịch vụ nên cố gắng tìm hiểu vấn đề khách hàng đang lăn tăn, vấn đề khách hàng chưa ưng ở dịch vụ, sản phẩm của mình. Từ đó bằng hiểu biết của mình về sản phẩm, dịch vụ. Kết hợp với sự tỉnh táo của người đứng ngoài cuộc mà đưa ra tư vấn phù hợp với khách hàng.

Giá như, cô bé bán hàng cố gắng tìm cho mình chiếc áo có size phù hợp trên kho hệ thống. Với mong muốn, giúp mình sở hữu được chiếc áo như ý. Thì có lẽ lần sau, mình sẽ luôn tìm cô bé đó để được tư vấn bán hàng. --> Kinh nghiệm rút ra: trong qua trình tư vấn bán hàng hóa dịch vụ. Khách hàng đã giành thời gian để chia sẻ vướng mắc với bạn. Vì vậy, với kiến thức, khả năng của mình. Bạn hãy cố gắng hết sức, tìm cách hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề. Bởi vì ít nhất, bạn là người trong ngành, bạn sẽ có nhiều thông tin, kiến thức hơn họ -> khả năng giúp được họ sẽ cao hơn.(Vì ít nhất, cô bé đó cũng giúp mình không mắc công chạy ra cửa hàng cách đó 5 km để tìm chiếc áo). Và mình tin, khách hàng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, chân thành của bạn. Thì dù lần đó, có thể bạn không cung cấp được dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng. Nhưng ngay khi có nhu cầu, khi gặp vướng mắc trong lĩnh vực đó, khách hàng sẽ luôn nhớ đến bạn đầu tiên.

Giá như, cậu trai trẻ đó tìm hiểu xem sản phẩm áo khoác dáng dài đó phù hợp khi mix với váy. Màu hồng đỗ và xanh lam sẽ đỡ lộ bẩn hơn khi mặc. Màu hồng đỗ và xanh lam phù hợp với những người tuổi tầm 30 trở lên. Cậu ấy hiểu rõ giá sản phẩm là rất hợp lý. Vì trên thị trường những chiếc áo tương tự giá từ 500k - 600k. Từ đó, đánh thức nhu cầu tham của hời của mình. Để mình phát sinh nhu cầu sở hữu chiếc áo. Mặc dù không có nhu cầu mặc nhiều lắm. 
--> Kinh nghiệm rút ra là: nên hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ công ty mình cung cấp có ưu, nhược điểm gì so với sản phẩm dịch vụ cùng ngành. Để từ đó tư vấn khách hàng, giúp khách hàng có các quyết định đúng đắn.

Giá như cô bé bán hàng hiểu dòng sản phẩm áo khoác đại hàn phù hợp với người trẻ, còn dòng sản phẩm áo phao dáng dài phù hợp với người tầm > 30 tuổi. Từ đó gợi ý mình thử sản phẩm đó. Thì có lẽ, mình sẽ nhiệt tình thử tìm hiểu sản phẩm đó ngay từ lúc đầu và có quyết định mua nhanh hơn. --> Nên hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ bên mình cung cấp phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng nào. Để giúp khách hàng nhanh chóng có lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp một cách nhanh nhất. Tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho khách hàng.

Giá như lãnh đạo công ty xác định được sản phẩm mũi nhọn, xác định dung lượng thị trường từ đó chuẩn bị thật nhiều hàng hóa -> thì mình sẽ không phải chạy đến 3 cửa hàng Yody mà không mua được chiếc áo mình đang quyết tâm sở hữu --> Khi chạy chương trình kích cầu một dòng sản phẩm, dịch vụ cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, dung lượng thị trường để từ đó chuẩn bị nguồn cung hàng hóa, khả năng cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.