Tại sao công nợ lại nan giải?

Ngày đăng: 15/12/2022 - Tác giả: Phạm Thị Ly

Để trả lời vấn đề này: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu 2 nội dung:

  • Công nợ là gì?
  • Vấn đề công nợ thường gặp của công ty tư vấn thiết kế

1/ Công nợ là gì?

Công nợ trong doanh nghiệp gồm có: 

  • Công nợ phải thu khách hàng
  • Công nợ phải trả nhà cung cấp
  • Các khoản công nợ khác: Công nợ tạm ứng của CBNV, nợ thuế, bảo hiểm, ngân hàng...

2/ Vấn đề công nợ thường gặp của công ty tư vấn thiết kế:

  • Quản lý công nợ phải thu không tốt có thể dẫn đến nợ xấu, không thu hồi được nợ, làm cho doanh nghiệp chịu tổn thất rất lớn. Nguyên nhân do hợp đồng tư vấn thiết kế và giám sát công trình thường kéo dài nhiều năm, nếu kế toán không định kỳ kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở thu hồi nợ thì doanh nghiệp rất dễ bị thất thoát công nợ.
  • Nhiều công ty tư vấn thiết kế bị mất nhà cung cấp giá tốt vì việc không quản lý tốt vấn đề công nợ của nhà cung cấp, bị phạt tiền vì trả nợ quá hạn hoặc có thanh toán tiền nhưng không lấy chi phí về (vì quên không lấy hoá đơn), doanh nghiệp cũng bị tổn thất chi phí. Nguyên nhân do trong công ty thiết kế, 1 nhân sự thường kiêm nhiều việc, kỹ sư thiết kế kiêm kinh doanh, phát triển quan hệ nhà cung cấp, trực tiếp đi giao dịch nên thường quên không ghi chép các khoản tiền đã chi ra ...
  • Thực tế nhiều đơn vị tư vấn bị loại hàng trăm triệu tiền chi phí vì quản lý không tốt vấn đề công nợ trên 20 triệu bắt buộc phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng từ tài khoản công ty sang tài khoản NCC. Thường những DN này, giám đốc thường đại diện doanh nghiệp đi tiếp khách, giao dịch kinh tế nên thường lấy tài khoản cá nhân thanh toán cho các hoá đơn chứng từ.
  • Còn vấn đề công nợ khác như: Công nợ tạm ứng của CBNV như nhân viên đi đo đạc, chuyên viên đi giám sát, rồi nợ thuế, bảo hiểm, ngân hàng...nếu kế toán quản lý, theo dõi không sát sao cũng dễ phát sinh các khoản tiền lãi phạt, chậm nộp khá lớn. Thực tế có nhiều khách hàng khi tìm đến Tokado cũng trong tình trạng kế toán quên không nộp thuế, dẫn đến tình trạng công ty bị cưỡng chế hoá đơn mà không hay biết, công ty vẫn xuất hoá đơn cho các đơn vị khác… rồi đến ngày công ty bị các khách hàng phản ánh là hoá đơn cung cấp là bất hợp pháp, cơ quan thuế gọi lên giải trình rồi phạt … mất rất nhiều thời gian và công sức, ảnh hưởng không nhỏ tới hoat động kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như của đối tác.